CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
CHI ĐOÀN 11A1_1213: 2012

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Người lái đò thầm lặng


Người lái đò thầm lặng

Thầm lặng những "chuyến đò không tên"
Cô trăn trở với bao "người khách lạ"
Học trò cô mỗi người đi một ngả
Mỗi bàn tay xây đắp một công trình
Cô thấy không khi mỗi buổi bình minh,
Sau đó là ánh hồng rạng rỡ,
Chính cô mang ánh hồng sớm đỏ
Ban tặng cho chúng em
Ánh hồng cô những tri thức không tên
Theo chúng em đến mọi miền đất lạ
Lòng cô mênh mông quá !
Khi cô luôn trở trăn về những nẻo vào đời
Em mang trong tim niềm kiêu hãnh ngọt lời
Vì được làm "khách lạ" trong chuyến đò không tên năm ấy
Trong sâu thẳm vẫn vang lời cô dạy:
"Em hãy đi bất cứ đâu khi tổ quốc cần..."
Ngày 20 tháng 11 đến gần
Em - một người "khách lạ" trong chuyến đò dạo ấy
Xin thành kính chúc cô,người đưa đò vĩ đại
Còn cuộc sống là còn cô mãi mãi
Người giáo viên của hôm nay và của cả mai sau

(sưu tầm)

NGƯỜI LÁI ĐÒ TRÊN DÒNG ĐỜI


NGƯỜI LÁI ĐÒ TRÊN DÒNG ĐỜI

Một dòng đời - một dòng sông
Mấy ai là kẻ đứng trông bến bờ
Muốn qua sông phải có đò
Đường đời muôn bước phải nhờ người đưa ...
Tháng năm dầu dãi nắng mưa
Con đò trí thức thầy đưa bao người
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu con gửi lại người cha thương

Con đò mộc - mái đầu sương
Theo con đi khắp muôn phương mai này
Khúc sông ấy vẫn ngày ngày
Thầy đưa những chuyến đò đầy qua sông ...

(Sưu tầm)

THẦY ƠI


THẦY ƠI

Con về tìm tiếng: - Thưa thầy
Rơi trong trường cũ trắng ngày rộn mưa
Lớp đêm... quơ đuốc lá dừa
Tóc thầy chưa bạc, đò chưa ghé bờ
Con về chạm mặt tuổi thơ
Thưa thầy mưa nắng thờ ơ tuổi già
Nhịp cầu lắt lẻo đường xa
Bậc thang con với, nương qua tay thầy

Con về gặp lại cấp hai
Sân trường sứ trắng khóc thầy gió rung
Còn nghe hoa cỏ dấu chân
Giọng thầy trầm ấm nở từng hạt gieo .

(Sưu tầm)

LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ


Luật số 23/2008/QH12 của Quốc hội : LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ


QUỐC HỘI
_________________
Luật số: 23/2008/QH12
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________________
Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2008
 
LUẬT
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật giao thông đường bộ.

NGƯỜI LÁI ĐÒ TRÊN DÒNG ĐỜI


NGƯỜI LÁI ĐÒ TRÊN DÒNG ĐỜI

Một dòng đời - một dòng sông
Mấy ai là kẻ đứng trông bến bờ
Muốn qua sông phải có đò
Đường đời muôn bước phải nhờ người đưa ...
Tháng năm dầu dãi nắng mưa
Con đò trí thức thầy đưa bao người
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu con gửi lại người cha thương

Con đò mộc - mái đầu sương
Theo con đi khắp muôn phương mai này
Khúc sông ấy vẫn ngày ngày
Thầy đưa những chuyến đò đầy qua sông ...

(Sưu tầm)

Người lái đò thầm lặng

Người lái đò thầm lặng
Thầm lặng những "chuyến đò không tên"
Cô trăn trở với bao "người khách lạ"
Học trò cô mỗi người đi một ngả
Mỗi bàn tay xây đắp một công trình
Cô thấy không khi mỗi buổi bình minh,
Sau đó là ánh hồng rạng rỡ,
Chính cô mang ánh hồng sớm đỏ
Ban tặng cho chúng em
Ánh hồng cô những tri thức không tên
Theo chúng em đến mọi miền đất lạ
Lòng cô mênh mông quá !
Khi cô luôn trở trăn về những nẻo vào đời
Em mang trong tim niềm kiêu hãnh ngọt lời
Vì được làm "khách lạ" trong chuyến đò không tên năm ấy
Trong sâu thẳm vẫn vang lời cô dạy:
"Em hãy đi bất cứ đâu khi tổ quốc cần..."
Ngày 20 tháng 11 đến gần
Em - một người "khách lạ" trong chuyến đò dạo ấy
Xin thành kính chúc cô,người đưa đò vĩ đại
Còn cuộc sống là còn cô mãi mãi
Người giáo viên của hôm nay và của cả mai sau

(sưu tầm)

Khái quát chung về tình trạng Bạo lực học đường Việt Nam:


Khái quát chung về tình trạng Bạo lực học đường Việt Nam:

Thực trạng của BLHĐ:
.
BLHĐ thực sự đang trở thành nỗi no của xã hội. Khi nói đến hai từ “bạo lực” ta thường nghĩ đó là từ mà phái mạnh ,những người có sức lực khỏe mạnh như đàn ông ,con trai dùng sức mạnh cơ bắp dùng để tác động lên người khác . nhưng thực tế cho thấy hành vi bạo lực không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh đánh nhau . Cuối năm 2009 vụ Nữ sinh Hà Nội đánh nhau đã gây xôn xao dư luận ,các video clip lần lượt được tung lên mạng .

NGHĨ VỀ THẦY



NGHĨ VỀ THẦY
Con đứng nhìn dòng sông trôi êm 
Nắng rớt xuống hoàng hôn trên mặt nước 
Xa xa, bóng một con đò giữa dòng nước ngược 
Thấp thoáng chao nghiêng... 
Khiến con chạnh nhớ về Người 
và câu chuyện năm xưa ...
Chuyện một con đò dầm dãi nắng mưa 
Lặng lẽ chở từng dòng người xuôi ngược 
Khách sang sông tiếp hành trình phía trước 
Có ai nhớ chăng hình ảnh con đò ?
Câu chuyện năm xưa nhưng mãi đến bây giờ 
Con muốn hiểu, thầy ơi - người đưa đò vĩ đại 
Con đến với cuộc đời từ sự hy sinh thầm lặng ấy 
Trên chuyến đò của thầy chở nặng yêu thương .
Bảo Linh

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Ca dao tục ngữ lòng biết ơn thầy cô

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa

Cả làng có một thầy đồ
Dạy học thì ít, bắt cua thì nhiều
Thương thầy, trò cũng muốn theo
Trò sợ thầy nghèo bán cả trò đi

Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy

Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ, thì yêu lấy thầy!


Con ơi ham học chớ đùa
Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo

Con cậu cậu nuôi thầy cho 
Cháu cậu, cậu bắt chăn bò chăn trâu
Có bản khác: Con cậu cho học nho 
Con chim chích choè
Nó đậu cành chanh
Tôi ném hòn sành
Nó quay lông lốc
Tôi làm một chốc
Được ba mâm đầy
Ông thầy ăn một
Bà cốt ăn hai
Cái thủ (đầu), cái tai
Tôi đem (Đem về) biếu chúa
Chúa hỏi thịt gì
Thịt Con chim chích chòe…
Xem bài Chọi chim Choị Chim 

Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh

Cơm cha áo mẹ chữ thầy 
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao

Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui

Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên

Con cóc là cậu ông Trời
Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho
Con cóc là cậu thầy nho
Hễ ai nuôi nó (đánh chết) trời cho quan tiền 
Xem: Con Cóc Là Cậu Ông Trời 

Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên

Dạy con từ thuở tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
Học cho "cách vật trí tri"
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông

BACK TO TOP